Hoa Kỳ sửa soạn gây chấn động chưa từng thấy cho nền kinh tế toàn cầu ~ NewVina

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hoa Kỳ sửa soạn gây chấn động chưa từng thấy cho nền kinh tế toàn cầu

(Tiếng nói nước Nga) Quốc hội Hoa Kỳ đã thất bại trong dự án luật nâng cao trần nợ công. Nếu đến ngày 2 tháng Tám vẫn không tìm thấy giải pháp, thì cảnh vỡ nợ của nước Mỹ sẽ trở thành hiện thực.

Hôm thứ Sáu (29 tháng Bảy), Đảng Cộng hòa đối thủ của ông Barack Obama đã đưa dự luật ra thông qua tại Hạ viện do họ nắm phần kiểm soát. Đó là kế hoạch dự trù nâng ngắn hạn mức trần nợ công đến 900 tỷ dollar. Nhà Trắng ngay lập tức gọi đó là “dự án chết”. Phái Dân chủ thiên về kế hoạch tăng nợ dài hạn ở mức 2,5 nghìn tỷ dollar. Tức là giải quyết vấn đề này theo kiểu để sẽ không phải quay trở lại một lần nữa sau một năm, ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống, và bằng cách đó không tạo cơ hội mới cho đảng Cộng hòa chỉ trích ông Barack Obama. Kết quả là, hai giờ sau khi biểu quyết dự án của đảng Cộng hòa, các thành viên Dân chủ đã đánh bại văn kiện này trong Thượng viện. Tại đó, họ chiếm đa số.

Đang chờ đợi là ​​vào ngày 1 tháng Tám, tức là vẻn vẹn một ngày đêm trước mốc vỡ nợ, những người ủng hộ Tổng thống sẽ đưa ra dự án của mình. Trong đó họ sẵn sàng tính đến một số đề xuất của đối thủ. Thế nhưng đến lượt mình những người này từ chối đi tới thỏa hiệp.

Ông Igor Nikolaev Giám đốc Vụ Phân tích chiến lược của hãng “Tư vấn tài chính và kế toán” nêu quan điểm như sau: “Xác suất vỡ nợ đang tăng lên. Ban đầu, dường như nó hoàn toàn chỉ là một vở kịch chính trị. Nhưng bây giờ ngay cả những người lạc quan nhất, trong đó có tôi, cũng phải cho rằng Hoa Kỳ có thể kết thúc tồi tệ. Trên thực tế, đó là vỡ nợ kỹ thuật về trách nhiệm với bên ngoài. Người Mỹ đã tuyên bố, họ sẽ trả nợ.. Nhưng nguy cơ đe dọa của dịch vụ nợ nước ngoài không bị loại trừ. Điều đó có nghĩa là vị trí của chứng khoán Mỹ sẽ rất chao đảo. Các quốc gia sở hữu những chứng khoán này sẽ tìm cách thoát khỏi chúng, tức là đồng dollar sẽ bị rớt xuống. Người Mỹ sẽ rất khó vay tiền để tài trợ cho ngân sách của nước mình. Vốn hiện nay vẫn chưa thể hiện mức tăng trưởng cao, nền kinh tế Mỹ nói chung sẽ chuyển sang đình trệ, và sau đó, có thể lâm vào suy thoái”.

Trong tình hình này, khi nói về những kịch bản có thể đối với nước Nga, chuyên viên Igor Nikolaev nhận xét như sau: “Đối với nền kinh tế Nga giá dầu mỏ luôn có ý nghĩa chủ chốt. Trong trường hợp Hoa Kỳ vỡ nợ, dollar rớt giá, nhu cầu năng lượng cũng sẽ giảm. Giảm giá dầu với nền kinh tế Nga đồng nghĩa với giảm tỷ giá đồng rúp, và cũng tức là đầu tư sẽ tiêu vong. Nhà đầu tư sẽ ngừng rót vốn, và chuyển sang giữ thế chờ đợi”.

Về hệ quả có thể từ cảnh vỡ nợ của Hoa Kỳ đối với những thị trường mới nổi, ông Roman Andreev Giám đốc hãng đầu tư "Quadro” nêu nhận xét:.

“Sự kiện vỡ nợ ở Hoa Kỳ sẽ bị tiếp nhận khá tiêu cực tại các thị trường đang nổi lên. Tuy nhiên không phải là với tất cả, bởi vì ở các nhà đầu tư bắt đầu có quan điểm rằng các thị trường mới nổi, trái lại, có thể sử dụng như một kiểu bến đỗ bình yên. Mặc dù tôi cũng không tin chắc là tại đó có thể trốn tránh được những rủi ro, bởi cách này hay cách khác tất cả các nền kinh tế đang phát triển đều có ràng buộc với kinh tế các nước phát triển. Vì thế, tôi cho rằng phản ứng tiêu cực trước hết và rõ rệt sẽ là tại thị trường chứng khoán. Các nước phát triển sẽ ra khỏi thị trường mới nổi, tránh mạo hiểm khoản có tài sản. Hẳn là điều này sẽ ảnh hưởng đến tiền tệ của các nước đang phát triển, hạ thấp nghiêm trọng tỷ giá đồng tiền của các quốc gia này”.

Đồng thời, chuyên viên Roman Andreev cho rằng dù thế nào chăng nữa vẫn có thể tránh được cơn hoảng loạn trong cư dân. Bởi vì lãnh đạo Ngân hàng trung ương cũng như Chính phủ các nước đang phát triển đều đã có kinh nghiệm làm thế nào để dập tắt trạng thái hoảng sợ trong thời gian cuộc khủng hoảng của châu Á cũng như khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, rất muốn hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không đẩy thế giới vào cơn khủng hoảng tài chính lần thứ hai chỉ trong vòng ba năm lại đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ