NewVina

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Tạo một blog giống như NewVina tại Blogger.com

Chỉ giống thôi và bạn có thể tùy biến nó theo ý thích của mình. Ngoài ra, tại Blogger.com, bạn có thể đăng ký tài khoản Google Adsense cho blog để đăng quảng cáo như một cách kinh doanh nhỏ.


Ảnh trang trí cho bài đăng

Có một bạn hỏi mình kinh nghiệm tạo một blog chuyên nghiệp. Có thể ý của bạn là giao diện ưa nhìn và giống 1 trang web. Tuy nhiên, mình cũng xin nhắc lại rằng chất lượng của bài đăng trên blog mới là yếu tố quyết định nhưng giao diện dễ nhìn thì thu hút thêm người xem hơn, nhất là giới trẻ. Và nó gián tiếp khiến cho đọc giả nghĩ rằng bạn không những giởi về kiến thức xã hội mà còn sành điệu về thiết kế, lập trình.

Hiện tại mình không còn đăng bài mới trên NewVina nữa mà đăng trên Vibay.blogspot.com.

Lưu ý: Để quá trình thiết kế không bị lỗi, bạn vui lòng đọc tất cả những hướng dẫn dưới đây.

Bạn cần chú ý những điều sau đây:
1- NewVina là blog 3 cột và mỗi cột hoàn toàn có thể được điều chỉnh độ rộng theo ý của chủ blog. Ở cột nội dung (bài đăng) bạn lưu ý độ rộng bao nhiêu là tốt nhất để đọc giả dễ đọc nhất, thường là 550 đến 630 pixel vì nó dễ cho đọc giả đọc xuống dòng và không bị nhảy dòng.

2- Ở ứng dụng slider ( bài đăng trượt ) là bài đăng trượt qua trượt lại ờ trang chủ. Các bài đăng này hiển thị theo nhãn (lable) để không trùng với các bài đăng phía dưới. Ví dụ: bạn có 3 bài đăng và bạn đăng nó trong các nhãn "Đặc biệt", "Chính trị", "Cuộc sống",... hay gì gì đó thì ứng dụng slider sẽ lần lượt hiển thị 3 bài đó chứ không hiển thị bài đăng có nhãn khác.

3. NewVina được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình XHTML, là ngôn ngữ lập trình chuẩn được phát triển từ HTML. Và XHTML đáp ứng được mọi nhu cầu xuất bản phức tạp nhất.

Và những điều khác sẽ nói ở cuối bài. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu.

1. Trước tiên bạn hãy tạo một blog mới để thiết kế thử. Việc này thì ai cũng làm đươc. Tuy nhiên, nếu bạn đã tạo 1 blog rồi thì sau khi đăng nhập vào Bảng điều khiển (Dashboard), bạn nhấp vào Tạo Blog để được cấp blog mới. Bạn có thể tạo nhiều blog với cùng một tài khoản.

2. Sau khi tạo blog mới xong, bạn tải xuống mã nguồn của NewVina tại đây. Yên tâm nó không có virus, nếu không yên tâm thì Nhấp vào đây https://sites.google.com/site/newvina/ để vào trang web chứa nó, chổ NewVina Template, nhấp vào Download để tải về máy.

3. Trở lại Bảng điều khiển của Blogger.com, tại Bảng điều khiển/ Dashboard, Lưu ý ở Blog bạn mới tạo, đừng đụng tới blog "đinh" của bạn nhé. Bạn nhấp vào Thiết kế/ Design, cửa sổ thiết kế hiện ra, nhấp vào Chỉnh sửa HTML/ Edit HTML. Bạn sẽ nhìn thấy câu "Tải mẫu lên từ một tệp trên ổ cứng của bạn" . Kế tiếp nhấp vào nút Chọn tệp tin, bạn hãy chọn tệp (file) mẫu template mà bạn đã tải xuống lúc nãy ( nó có dạng template-4106562514....xml). Sau khi chọn xong, nhấp vào nút Tải lên.

Bạn cứ yên tâm vì việc thay đổi giao diện không làm mất đi các bài mà bạn đã đăng. Nghĩa là nội dung của blog vẫn còn nguyên.

4. Bạn sẻ nhìn thấy câu cảnh báo giống như thế này:

Cảnh báo: Mẫu mới của bạn không bao gồm các tiện ích con sau:

HTML1
BlogArchive1
Profile1
Bạn muốn giữ các tiện ích này trên blog của mình hay xoá chúng đi?
Không thể hoàn tác thao tác xoá tiện ích.

Bạn nhấp vào nút XÓA TIỆN ÍCH, chờ gây lát cho blogger tải mã nguồn lên. Sau đó bạn sẽ thấy câu "Những thay đổi của bạn đã được lưu. Xem Blog". Nhấp vào Xem Blog để xem blog mới của bạn.

Tuy nhiên, bạn chỉ mới đi được nữa đường. Để tạo nên sự khác biệt theo ý thích, bạn cần phải chỉnh sửa lại màu sắc và các ứng dụng,.... bằng cách can thiệp vào mã HTML của nó.



Giờ bạn hãy thay đổi nội dung cho blog

1. Vào chỉnh sửa HTML.
* Thay đổi liên kết cho thanh Menu (Trình đơn chính)

Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F, một công cụ tìm kiếm thông tin trên màn hình hiện ra. Nhập từ khóa "Trang Chủ" vào, bạn nhìn thấy trình đơn "Trang chủ" được tô đậm màu vàng ( đối với trình duyệt Google Chrome) hiện ra trong trình biên tập HTML của blog.

Nó có dạng <a expr:href='data:blog.homepageUrl'>Trang Chủ</a>. Mã này tự động link đến trang chủ blog của bạn nên bạn không cần thay đổi. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn vẫn có thể sửa link đến trang chủ của bạn. Ví dụ trang chủ blog của bạn là http://ddkmaithanh.blogspot.com thì bạn sửa mã trên thành
<a href="http://ddkmaithanh.blogspot.com">Trang Chủ</a>

Tương tự, thay đổi link cho các liên kết còn lại trên trình đơn

Ví dụ: Đổi <a href='http://newvina.blogspot.com/view/flipcard' target='_blank'>Sinh động</a> thành <a href="http://ddkmaithanh.blogspot.com/2011/10/phia-tam.html">PHÍA TẤM</a>
thì bạn sẽ có Link PHÍA TẤM trên menu.

Tiếp tục cho đến khi thay đổi hoàn toàn các menu còn lại.

* Thay đổi nội dung cho bản tin trượt (bản tin Slider), còn gọi là Featured Content Slider.

- Vào trình chỉnh sửa HTML của blog ( Nhớ là blog mới, đừng đụng tới blog "đinh"). Tìm đoạn mã

<!--Bài đặc biệt 1, theo nhãn-->. Có thể nhấn tổ hợp phim Ctrl+F để tìm.

Dưới đoạn mã trên là đoạn mã này:

<!--Bài đặc biệt 1, theo nhãn-->
<div class='fp-post'>
<div class='fp-thumbnail'><script language='JavaScript'>
imgr = new Array();
imgr[0] = &quot;http://sites.google.com/site/fdblogsite/Home/nothumbnail.gif&quot;;
showRandomImg = true;
zaBold = false;
numposts = 1;
label = &quot;Việt Nam&quot;;
home_page = &quot;http://vibay.blogspot.com/&quot;;
</script>
<script src='http://vibay-dpost.googlecode.com/files/dpost3.js' type='text/javascript'/></div>
</div>
<!--Đóng mã-->

Thay đổi các giá trị màu đỏ cho phù hợp với blog của bạn. Trong đó Việt Nam là tên một nhãn của blog. Những bài đăng mới nhất của nhãn này sẽ hiển thị trên bản tin trượt. Giả sử blog của bạn có nhãn là VĂN HÓA - XÃ HỘI, bạn đổi Việt Nam thành VĂN HÓA - XÃ HỘI. Đổi vibay.blogspot.com sang tên blog của bạn.

Lưu ý: Tên nhãn không được viết sai bất kỳ ký tự nào, nếu không trình duyệt sẽ không đọc được nó. Tốt nhất là sao chép và dán.

Tương tự, thay đổi bản tin trượt cho các bài Đặc biệt 2, 3,...

Chúng nằm trong các đoạn mã này:

<!--Bài đặc biệt 2, theo nhãn -->

<!--Bài đặc biệt 3, theo nhãn -->

Trong bản tin trượt của NewVina chỉ có 3 bài đăng, nếu muốn nhiều hơn bạn chỉ việc sao chép đoạn mã của Bài đặc biệt 1 rồi dán vào dưới đoạn mã của bài đặc biệt 3. Sau đó sửa tên nhãn là được. Lưu ý, chỉ nên tạo tối đa 5 đến 7 bản tin thôi, nhiều quá sẽ làm nặng blog, mất thời gian để đọc giả tải blog về trình duyệt của họ.

* Thay đổ độ rộng cho nội dung bài đăng ( còn gọi là post body )

Thay đổi độ rộng của bài đăng thì phải thay đổi độ rộng của sidebar

Các bước thực hiện:

- Vào trình chỉnh sửa HTML, Tìm đoạn mã này:

/* Header-----------------------------------------------*/

Dưới nó là đoạn này:

#header-wrapper{width:970px;margin:0 auto 0;height:35px;padding:10px 0;overflow:hidden;}
#header-inner{background-position:center;margin-left:auto;margin-right:auto}
#header{margin:0;border:0 solid $bordercolor;color:$pagetitlecolor;float:left;width:47%;overflow:hidden;}
#header h1{color:#0000ff;margin-top:0px;margin-left:0px;padding:0px 0px 0px 10px;font-family:Arial, Helvetica, Sans-serif;font-weight:bold;font-size:40px;line-height:30px;}
#header .description{padding-left:15px;color:#0000ff;font-size:14px;padding-top:0px;margin-top:-25px;}
#header h1 a,#header h1 a:visited{color:#0000ff;text-decoration:none}
#header h2{padding-left:15px;color:#736f74;font:14px Arial,Helvetica,Sans-serif}
#header2{float:right;width:51%;overflow:hidden;}
#header2 .widget{padding:0px 10px 0 10px;float:right}

/* Outer-Wrapper----------------------------------------------- */
#outer-wrapper{width:970px;margin:0px auto 0px;padding:0;text-align:$startSide;font:$bodyfont;background: #fff;border-top: 1px solid #BBBBBB;}
#content-wrapper{background: #fff url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjuUz09_eEOt5ctoRjlxZJJosYTDCa4g-DJD9rri7kgAWFWQRriTMVzU-TlYvbtmVK7WpjkUfuStYuV4NP-Gcy-UCKRuzR-UQ0pWe6Tke8bfrZdeV1lCo_BrXhrwKjUrIAq4Wl3a62F-Dw/s1600/main-bg.png) 520px top repeat-y;}
#main-wrapper{width:520px;padding-left:1px;padding-right:5px;float:left;word-wrap:break-word;/* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow:hidden;/* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}
#lsidebar-wrapper{width:280px;float:left;margin-left:10px;margin-right:5px;word-wrap:break-word;/* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow:hidden;/* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}
#rsidebar-wrapper{width:135px;float:right;margin-right:10px;word-wrap:break-word;/* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow:hidden;/* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

Trong đó, header-wrapper là độ rộng của header. Độ rông header của NewVina là 970px, bạn có thể tahy đổi độ rộng này cho phù hợp với blog của mình. Trường hợp người ta muốn nó thích hợp với mọi màn hình máy tính thì chia độ rộng theo tỉ lệ phần trăm. Ví dụ: width:95%

#outer-wrapper{width:970px là độ rộng phần thân của blog.

#main-wrapper{width:520px là độ rộng của bài đăng. Độ rộng của bài đăng tốt nhất là trong khoảng 550 đến 600 px.

#lsidebar-wrapper{width:280px là độ rộng của sidebar chính giữa blog.

#rsidebar-wrapper{width:135px là độ rộng của sidebar bên phải của blog.

Lưu ý cái này, tổng độ rộng của bài đăng và các sidebar phải bằng hoặc nhỏ hơn độ rộng của blog ( 520+280+135 = 935, tức là nhỏ hơn 970 )

* Thay đổi màu sắc của Giao diện, các ứng dụng Javascript, các tiện ích bài mới đăng, bài đăng liên quan dưới mỗi bài, tạo công cụ tìm kiếm cho blog và một mớ bồng bông khác theo ý thích của bạn

Sẽ cập nhật sau

- Thay đổi màu sắc của sidebar:
Các mã màu html có dạng giống như thế này color: #4E4E4E;

Tìm đoạn mã mã này trong trình chỉnh sửa HTML của Blog:

/* Sidebar Content----------------------------------------------- */
.sidebar{margin:0 0 10px 0;color: #4E4E4E;}
.sidebar a{text-decoration:none;color: #0000ff;}
.sidebar a:hover{text-decoration:none;color:#0000ff;}
.sidebar h2{color:#fff;background:#0000ff


Thay đổi mã màu theo ý thích. Lưu ý cái này .sidebar h2{color:#fff;background:#0000ff

Nhấp vào đây để lấy mã màu HTML.

Tương tự, bạn có thể thể thay đổi màu sắc bất kỳ đâu trong blog của bạn.

- Tiện ích bài mới đăng ở sidebar:

Vào Thiết kế, bạn sẽ thấy tiện ích bài Mới Đăng, nhấp vào chỉnh sửa.
Dán mã dưới đây vào tiên ích:

<!-- Recent Posts Start -->
<script type="text/javascript">
function recentpostslist(json) {
document.write('<ul>');
for (var i = 0; i < json.feed.entry.length; i++)
{
for (var j = 0; j < json.feed.entry[i].link.length; j++) {
if (json.feed.entry[i].link[j].rel == 'alternate') {
break;
}
}
var entryUrl = "'" + json.feed.entry[i].link[j].href + "'";//bs
var entryTitle = json.feed.entry[i].title.$t;
var item = "<li>" + "<a href="+ entryUrl + '" target="">' + entryTitle + "</a> </li>";
document.write(item);
}
document.write('</ul>');
}
</script>
<script src="http://vibay.blogspot.com/feeds/posts/summary/?max-results=10&alt=json-in-script&callback=recentpostslist"></script>
<!-- Recent Posts by Label End -->

Thay đổi các giá trị màu đỏ cho phù hợp với blog của bạn. Trong đó 10 là số bài đăng mới sẽ hiển thị.

- Thay đổi màu sắc cho tiêu đề của blog: Như bạn thấy, tiêu đề của NewVina là NewVina màu xanh dương. Bạn có thể thay đổi màu của nó như sau:

+Vào chỉnh sửa HTML, tìm đoạn mã như dưới đây:

#header h1 a,#header h1 a:visited{color:#0000ff;text-decoration:none}

Sửa giá trị màu đỏ theo ý thích của bạn.

*Tạo công cụ tìm kiếm cho blog:

Google Tìm kiếm tùy chỉnh có thể tìm thấy bất cứ thứ gì có trong blog của bạn. Rất dễ dàng để đăng ký một công cụ tìm kếm tại đây. Sau khi đăng ký xong, lấy mã của nó để nhúng vào blog như sau:

+ Vào trình chỉnh sửa HTML, tìm đoạn mã như dưới đây:

<!--Google custom search-->

Dưới đoạn mã trên là đoạn này:

<form action='http://www.google.com.vn/cse' id='cse-search-box'>
<div>
<input name='cx' type='hidden' value='partner-pub-2546779154038653:7843516140'/>
<input name='ie' type='hidden' value='UTF-8'/>
<input name='q' size='30' type='text'/>
<input name='sa' type='submit' value='Tìm Ki&#7871;m'/>
</div>
</form>
<script src='http://www.google.com/jsapi' type='text/javascript'/>
<script type='text/javascript'>google.load(&quot;elements&quot;, &quot;1&quot;, {packages: &quot;transliteration&quot;});</script>
<script src='http://www.google.com/cse/t13n?form=cse-search-box=vi%2Cru%2Car%2Cel%2Cml%2Cam%2Cpa%2Cta%2Cgu%2Cmr%2Cte%2Cti%2Csa%2Cne%2Chi%2Cbn%2Ckn%2Cfa%2Csr%2Cur' type='text/javascript'/>

<script src='http://www.google.com.vn/coop/cse/brand?form=cse-search-box&amp;lang=vi' type='text/javascript'/>

Thay thế chúng bằng đoạn mã tìm kiến tùy chỉnh mà bạn vừa tạo ở Google Tìm kiếm tùy chỉnh.

* Tạo liên kết (link): Có 3 liên kết, liên kết thông thường, nâng cao và siêu liên kết.

-Liên kết thường: là link khi nhấp vào nó trình duyệt web sẽ tải trang web mới về thay thế cho trang bạn đang xem. Nghĩa là trang bạn đang xem biến mất.

Mã của nó được viết như sau:

<a href="URL">Tên liên kết</a>

Ví dụ: <a href="http://www.youtube.com/watch?v=_Olcb71C_wY&feature=related">Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp.</a>

Kết quả: Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp.

- Liên kết nâng cao: Là link mà khi nhấp vào, trình duyệt sẽ tải trang web về và mở ở tab mới. Trang web mà bạn đang xem vẫn còn trong trình duyệt ở tab trước để tiện cho đọc giả quay lại xem nếu muốn. Cái này được sử dụng cho các bài điểm tin của Nhật báo Ba Sàm.

Mã của nó như sau:

<a href="URL" target="_blank">Tên liên kết</a>

Ví dụ:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=_Olcb71C_wY&feature=related" target="_blank">Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp</a>

Kết quả: Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp

- Siêu liên kết: Thường dùng để nhúng liên kết tải phần mềm, bài hát nào đó một cách trực tiếp trên blog/ web của bạn.

Ví dụ: <a href="http://hn.nhac.vui.vn/download.php?id=22044">Nhìn Những Mùa Thu Đi - Elvis Phương</a>

Kết quả: Nhìn Những Mùa Thu Đi - Elvis Phương

Bạn thử nhấp vào link trên xem điều gì sẽ xảy ra.

Cách thực hiện như sau:

Vào trang web http://nhac.vui.vn

Gõ từ khóa "Nhìn những mùa thu đi - elvis phương" để tìm

Đi đến bài hát, tại trình phát bài hát, bạn nhìn thấy nút , trỏ chuột lên nút này và nhấp phải chuột, xuất hiện một trình đơn sổ xuống, nhấp chọn "sao chép địa chỉ liên kết/ Copy URL address"

Trở về trình biên tập bài đăng của blog, tạo một đoạn mã <a href=""></a>

Dán địa chỉ liên kết mà bạn sao chép từ Nhac.vui.vn vào mã như thế này;

<a href="http://hn.nhac.vui.vn/download.php?id=22044">Nhìn Những Mùa Thu Đi - Elvid Phương</a>

Khi đọc giả xem blog của bạn và nếu họ nhấp chuột vào link này thì trình duyệt sẽ tự động tải bài hát về máy tính của họ. Đối với những đọc giả chưa biết gì về tạo liên kết, họ sẽ rất bàng hoàng vì nghĩ rằng blog của bạn có chứa tập tin của bài hát đó và họ tự hỏi, làm thế nào mà blog của bạn có chứa file cho phép download về máy như thế ? Trong khi thật sự blog của bạn chẳng có lưu trử một file nhạc hay phần mềm nào cả.

Sau khi bạn đã làm được mọi thứ theo ý muốn ở blog mà bạn thiết kế thử, bạn bắt đầu thiết kế cho blog "đinh" của bạn như sau:

Tại bảng điều khiển của blog thiết kế thử, nhấp vào Thiết kế, tiếp theo nhấp vào Chỉnh sửa HTML, cửa sổ mới hiện ra, bạn nhìn thấy câu "Tải xuống Mẫu đầy đủ". Nhấp vào link này để tải mã nguồn của nó về máy tính.

Sau đó tải lên cho blog "đinh" của bạn. Nhớ trước khi tải lên, bạn phải tải xuống mẫu cũ của nó để lưu lại để có thể sử dụng lại nếu muốn.

Lưu ý: Nếu blog của bạn có số lượng truy cập lớn mỗi ngày, bạn phải chọn thời điểm ít truy cập nhất, lúc nữa đêm chẵng hạn, để thiết kế lại nó và phải có câu thông báo đại loại như "Blog này đang thiết kế lại giao diện để phục vụ bạn tốt hơn. Chúng tôi sẽ hoàn thành sau 30 phút nữa. Chúc bạn online vui vẽ!"

Bạn phải nhấp vào Lưu Mẫu thì mọi thay đổi mới có hiệu lực.

Còn tiếp

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Chiến tranh Mỹ-Trung: Nóng hay lạnh ?

(NewVina) Chạy đua cho quyền lực: Trung Quốc, Mỹ và đấu tranh cho bá chủ TẠI CHÂU Á

Tác giả Aaron L. Friedberg

Biên tập bởi Brett M. Decker

Một trò chơi bóng rổ giữa trường Đại học Georgetown và Đội Rockets Bayi của Trung Quốc đã kết thúc trong nỗn loạn tuần trước. Ẩu đả bắt đầu với một cú ném bóng của một cầu thủ Trung Quốc và kết thúc với đồng đội của mình cố gắng để đánh cầu thủ của Huấn luyện viên Hoyas của Georgetown với một chiến ghế được ném vào đầu. Đó là một phép ẩn dụ phù hợp cho các cuộc đối đầu quân sự thấp thoáng giữa Trung Quốc và Mỹ: "Bắc Kinh muốn đánh bại chúng tôi trên sân khấu thế giới và sẵn sàng để phá vỡ mọi quy tắc để giành chiến thắng".

Một hình ảnh trên báo chí Trung Quốc.

Sự kiện thể thao này ẩn dụ cho các lĩnh vực của cuộc chiến để băm ra rộng hơn, cuộc xung đột nghiêm trọng hơn. Chiến thắng của Joe Louis trong năm 1938 được xem là một cú đấm knock-out đối với Đức Quốc xã theo chủ nghia chủng tộc, cũng giống như chiến thắng năm 1980, đội khúc côn cầu của Mỹ trước Liên bang Xô viết là điềm báo trước cho kết thúc của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô.

Trong mối tương quan đó, cuộc chiến Georgetown-Bayi nên được xem xét. Có một cuộc đối đầu âm thầm leo thang giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (Trung Quốc) trong mỗi trận đấu nhỏ giữa hai nước là dấu hiệu của sự cạnh tranh lớn hơn. Ai giành chiến thắng trong Thế vận hội hoặc một thỏa thuận thương mại mới được nhìn thấy có ý nghĩa về văn hóa hoặc quân sự là cao.

Chiến tranh Lạnh không chỉ đơn thuần là một cuộc chạy đua vũ khí giữa Mỹ và Liên Xô, nhưng giải quyết nhiều vấn đề tồn tại những gì là tốt hơn: chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, dân chủ, tự do, chế độ độc tài hoặc chuyên chế. Những nguyên tắc này tương tự đang được thử nghiệm ngày hôm nay.

Trong cuốn sách mới của mình, "Chạy đua cho quyền lực", giáo sư Aaron L. Friedberg ở Princeton giải thích làm thế nào Trung Quốc gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tương lai của chúng tôi. Gốc của vấn đề là một sự tích tụ lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 10% mỗi năm trong hơn hai thập kỷ qua và đã bơm rất nhiều tiền vào việc cải thiện một quân đội thường trực lớn nhất thế giới. PLA phát triển khả năng chiến đấu của mình một cách không minh bạch, trung thành với nguyên tắc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình là để "che giấu khả năng của chúng ta và chờ thời đại chúng ta".

Điều này là nguyên nhân gây báo động ở Tây Thái Bình Dương, nơi mà Bắc Kinh đang tích cực gây sức ảnh hưởng . "Các chính xác phạm vi, và số tầm trung đạn đạo và tên lửa hành trình trong kho vũ khí của Trung Quốc có thể đánh tất cả các cơ sở Mỹ và đồng minh trong khu vực với các đầu đạn hạt nhân mà có thể đặt một miệng núi lửa giữa một đường băng của một sân bay, hủy diệt tất cả máy bay trú ẩn, và phong tỏa cảng, nhà máy điện và các mạng truyền thông", tác giả cuốn sách thông báo. PLA cũng đang phát triển vũ khí bí mật để đánh tàu sân bay Mỹ và do đó hạn chế di động của Mỹ trong khu vực. Sau Chiến tranh Lạnh sang trọng là giai đoạn mà đơn thuần là Mỹ không còn nữa.

Tên lửa Đông Phong của Trung Quốc, tầm bắn 3000km.


Sự nguy hiểm của Trung Quốc đã không được đề cập bởi hầu hết các nhà hoạch định chính sách vì những lý do khác nhau. Tiền có ảnh hưởng đến mọi thứ. Với nửa nghìn tỷ USD trong thương mại hàng năm giữa hai quốc gia, có nhiều người với một cổ phần tài chính trong việc giữ mối quan hệ tồn tại, sẽ không có lợi ích nếu tiến hành xu hướng tiêu cực. Một vấn đề khác là sự thiên vị ủng hộ Bắc Kinh của các chuyên gia trong chính sách, học thuật và các lĩnh vực quân sự, thậm chí có xu hướng thân Trung Quốc uốn cong mọi thứ, biện minh cho ngay cả những hành động không thể biện minh của Trung Quốc. Những yếu tố này dẫn đến một sự lạc quan nguy hiểm - tánh ngây thơ trong giới chính trị Mỹ về động lực và ý định của Cộng sản Trung Quốc.

Theo ông Friedberg chỉ ra, "Kể từ 11-9, chính phủ của chúng tôi đã được rất nhiều bận tâm với những nguy hiểm khẩn cấp của chủ nghĩa khủng bố và phổ biến vũ khí, chống Hồi giáo cực đoan, đối đầu với" quốc gia hiếu chiến như Bắc Triều Tiên và Iran, và cố gắng đồng thời để ổn định , tham chiếm ở Afghanistan và Iraq "Nói cách khác, Washington đã phân tâm, và Bắc Kinh đã lợi dụng điều đó.

Gần như hàng ngày, các cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra liên tục trong sân bóng rổ, trong các trận đấu ở các đại hội thể thao, các công ty, các hội nghị, trên truyền hình, báo chí, gián điệp kinh tế, tấn công mạng,.......

Mỹ cần phải được chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất: Trung Quốc.

Brett M. Decker là biên tập viên của tờ Washington Times. Ông là đồng tác giả của cuốn sách sắp xuất bản: "Lễ lạy đến Bắc Kinh" (Regnery, tháng 11 năm 2011).

© Copyright 2011 The Washington Times, LLC.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Tàu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam sau 38 năm

(NewVina) Tàu quân sự USNS Richard E. Byrd mang theo vũ khí và đạn dược rời Vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam ngày 23-08-2011, đánh dấu sự kết thúc của một chuyến thăm lịch sử đầu tiên của một tàu hải quân Mỹ đến cảng trong hơn ba thập kỷ qua.


Tàu USNS Richard E. Byrd cập cảng Việt Nam. (Photo: U.S. Navy photo by Anh Ho)

Byrd đã dành bảy ngày tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh để bảo trì và sửa chữa bao gồm làm sạch thân tàu dưới nước, đánh bóng chân vịt của tàu, sửa chữa đường ống trên tàu, và sửa chữa hệ thống làm mát nước để giữ động cơ của con tàu mát và chạy điều hòa không khí.

Vịnh Cam Ranh cách 180 dặm về phía bắc từ thành phố Hồ Chí Minh, trước đây được gọi là Sài Gòn. Từ năm 1965 đến 1973, Vịnh Cam Ranh là một trong những cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Hải quân Mỹ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc bằng cách sử dụng nhiều nhà máy đóng tàu thương mại trong khu vực, giảm thời gian vận chuyển đến nhà máy đóng tàu xa hơn, và do đó cũng giảm số lượng thời gian các tàu này nằm ngoài nhiệm vụ.

"Làm việc tại Vịnh Cam Ranh cung cấp cho Hải quân Mỹ một tùy chọn bổ sung để sửa chữa tàu hiệu quả và một cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí", Mike Little, sĩ quan phụ trách của MSC (Military Sealift Command) Singapore cho biết. Ngoài ra, các chuyến thăm thúc đẩy quan hệ tích cực giữa Mỹ và Việt Nam.

"Hải quân Mỹ quay trở lại nơi mang biểu tượng của cuộc xung đột Việt Nam chứng minh rằng hai nước đã đi một chặng đường dài trong việc xây dựng mối quan hệ trong những năm gần đây", thuyền trưởng Byrd, Đại úy Lee Apsley nói.

Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong năm 1995. Vịnh Cam Ranh là một hải cảng nước sâu và được che chở có thể dễ dàng thích ứng các tàu hải quân nước sâu. Byrd, 680 feet chiều dài và tải trọng hơn 41.000 tấn.

"Bảo trì được thực hiện có hiệu quả và một cách kịp thời", kỹ sư Anh Hồ của MSC SSU Singapore cho biết, người đã tận mắt giám sát việc sửa chữa.

Byrd sửa chữa tại Việt Nam là sửa chữa lần thứ ba trong vòng hai năm qua: cứu hộ và tàu cứu hộ USNS hoàn thành sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Sài Gòn Shipmarin gần thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Chín năm 2009. Nhà máy đóng tàu Cam Ranh thực hiện bảo trì cho Byrd tháng ba năm ngoái, nhưng công việc được thực hiện tại vịnh Vân Phong, nằm khoảng 80 dặm về phía bắc của Vịnh Cam Ranh.

Công việc đã được hoàn thành ngày 22 tháng 8 và Byrd, đã quay trở lại nhiệm vụ bình thường, là một trong những tàu chính của Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương.
Byrd là 1 trong số 11 tàu quân sự Military Sealift Command chở hàng hóa, phụ tùng và đạn dược cung cấp cho các hạm đội Mỹ trên toàn thế giới.

Việt Nam mua thêm tên lửa phòng thủ hiện đại

(Newsland) Việt Nam đang đàm phán với Nga về việc mua thêm hệ thống PBRK K-300P "Bastion-P", theo Jane với thông tin tham khảo Thông tấn xã Việt Nam. Dự kiến số lượng các hệ thống phức hợp "Bastion - P" sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2014, hợp đồng sẽ được thực hiện bởi các khoản vay ưu đãi của Nga. Hà Nội đã đặt hàng một số lượng hệ thống này hiện chưa rõ là số lượng bao nhiêu.

Mô hình hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P

Tuần trước, Trung tâm sửa chữa tàu thủy Nga "Star" đã tiếp một phái đoàn lớn của lực lượng Hải quân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đứng đầu là Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh .

Theo hãng tin Regnum cho biết, trong các cuộc đàm phán hai bên đã thảo luận về các hợp tác tương lai trong việc cung cấp các phụ tùng, trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến các trang thiết bị hải quân do Nga - Xô cung cấp cho hải quân Việt Nam.

Một hệ thống Bastion-P của Việt Nam trong một lần diễn tập.

Tại thời điểm khi "Star" thực hiện các đề xuất xây dựng và cung cấp cho lực lượng hải quân Việt Nam các gói dịch vụ sửa chữa và thay thế, họ cũng cung cấp tài liệu và đào tạo các chuyên gia cho hải quân Việt Nam. Trong tương lai gần, đại diện của Hải quân Việt Nam đang sẵn sàng để chuẩn bị và trình các đơn đặt hàng cho nhà máy đóng tàu Severodvinsk, mọi việc đang được tiến hành trong các cuộc đàm phán. "Star" đã khẳng định sẵn sàng để thực hiện những đề xuất này.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Báo ảnh: Tripoli thất thủ

(NewVina) Hãng tin BBC đưa tin, giao tranh dữ dội đã xảy ra tại quanh dinh thự của nhà lãnh đạo Libya Gadhafi, trong khi các phần tử nổi dậy cho hay lực lượng này đã kiểm soát 95% thủ đô Tripoli.

Phát ngôn của phe nổi dậy, Mohammed Abdel-Rahman, cho biết các xe tăng của chính phủ đã có mặt tại dinh thự Bab al-Aziziya của Đại tá Gadhafi vào sáng sớm nay và bắt đầu khai hoả.


Một phụ nữ Libya ủng hộ phe nổi dậy xuống đường ăn mừng tại thành phố Benghazi.

Trong một đoạn băng ghi âm được phát trên truyền hình tối qua, nhà lãnh đạo Gadhafi đã hối thúc người dân “cứu Tripoli” khỏi lực lượng nổi dậy.

“Làm sao các bạn có thể để thủ đô Tripoli bị chiếm đóng một lần nữa? Những kẻ phản bội đang mở đường để các lực lượng chiếm đóng được triển khai tại Tripoli”, Đại tá Gadhafi nói.


Phe nổi dậy đã gặp phải một số kháng cự khi lực lượng này tràn vào thủ đô Tripoli.

Bộ trưởng Thông tin Libya Moussa Ibrahim cho biết, chính phủ Libya hiện vẫn có 65.000 binh lính trung thành. Nhưng một số lực lượng đã đầu hàng trước phe nổi dậy, trong đó có tiểu đoàn đặc biệt chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Tripoli.


Xe tăng của phe nổi dậy tại thị trấn Maya.

Theo Chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) Mustafa Mohammed Abdul Jalil, giao tranh tại Tripoli kể từ trưa Chủ nhật đã làm 1.300 người chết và 5.000 người bị thương. Tuy nhiên, con số này chưa được kiểm chứng.


Theo các nguồn tin, giao tranh ác liệt đã diễn ra tại Tripoli.


Người dân ủng hộ phe nổi dậy tại thành phố Benghazi ăn mừng sau khi có tin các con trai của ông Gadhafi bị bắt tại Tripoli.


Bắt đầu tấn công Tripoli


Chiến sự trong nội ô Tripoli


Tripoli trong những ngày cuối chiến tranh

Những ngày đầu cuộc chiến


Siêu oanh tạc cơ B-2 trong một nhiệm vụ ở Libya


Chiến đấu cơ Rafale - niềm tự hào của ngành công nghiệp hàng không Pháp tham chiến.


Tên lửa Tomahawk thẳng tiến Tripoli từ một tàu chiến Mỹ.


Pháp đưa hàng không mẫu hạm tham chiến


Quân nổi dậy vừa cầm súng vừa đá bóng.


Người dân Tripoli ăn mừng cho thất bại của Gadhafi

Thượng Nghị Sĩ: Mỹ có thể bán công nghệ quân sự cho Việt Nam

(NewVina) - Phóng viên Daniel Ten Kate của Bloomberg Từ Bangkok - Bộ Quốc phòng Mỹ đang kiểm tra liệu nước này có thể dỡ bỏ hạn chế về việc bán công nghệ quân sự cho Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb cho biết tại một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày hôm nay (24-08-2011).

Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có các cuộc thảo luận "cẩn thận nhưng tích cực" về vấn đề này, ông nói. Hiện Mỹ vẫn áp đặt lệnh cấm bán vũ khí gây chết người cho Việt Nam theo một lệnh cấm vận vũ khí từ năm 1984.

Tên lửa Harpoon của Hải quân Mỹ

Động thái này sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cho biết trong tháng này rằng họ có trọng lượng để lưu trữ một hiệp ước hợp tác quân y Mỹ-Việt trong một dấu hiệu của mối quan hệ ấm lên giữa hai kẻ thù cũ.

Việt Nam và Mỹ đã tổ chức các diễn tập phi tác chiến trong tháng Bảy ở Đà Nẵng, mối quan hệ quân sự được xây dựng dựa trên một loạt các trao đổi kể từ năm 2003, khi tàu chiến đầu tiên của Mỹ cập cảng Việt kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Việt Nam nhận được một tàu chiến do Nga chế tạo thứ hai hồi tháng trước, báo Thanh Niên News báo cáo ngày hôm qua.

Để liên hệ với các phóng viên về câu chuyện này: Daniel Ten Kate ở Bangkok tại dtenkate@bloomberg.net Bloomberg News tại Hà Nội oha3@bloomberg.net
Để liên hệ với biên tập chịu trách nhiệm về câu chuyện này: Ben Richardson tại brichardson8@bloomberg.net

Chiến hạm Mỹ âm thầm tới Cam Ranh

(NV) - Một tàu tiếp liệu đạn dược và đồ khô của Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương đã rời cảng Cam Ranh ngày 23 tháng 8, 2011 sau một tuần lễ bảo trì định kỳ.

Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Preble (trái) vừa nhận hàng từ tàu tiếp vận đạn dược và các loại vật liệu khô USNS Richard E. Byrd (phải). Cả hai chiến hạm đều thuộc Hạm Ðội 7 của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. (Hình:US Navy photo by MC3 Shawn J. Stewart)

Theo bản tin của tổ chức thông tin 'MarineLink.com', lần đầu tiên, một tàu Hải Quân Mỹ đến cảng Cam Ranh kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 đến nay.

Chuyến thăm viếng sửa chữa của tàu tiếp liệu đạn dược USNS Richard E. Byrd mang tính cách lịch sử phá bỏ những lời tuyên bố của các viên chức chính trị và quân sự CSVN nhiều năm trước là không cho chiến hạm nước ngoài sử dụng quân cảng Cam Ranh.

Năm ngoái, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ngày 11 tháng 10, 2010 tuyên bố: “Nhiều lần Việt Nam đã khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự.”

Bà Nga đưa ra phản ứng sau khi thông tấn Nhật Kyodo đưa tin nước Nga đã tiến hành xong nghiên cứu và muốn quay trở lại sử dụng căn cứ Cam Ranh mà họ đã bỏ đi từ năm 2002.

Nhưng chỉ ít ngày sau, bên lề một cuộc họp Quốc Hội, ngày 1 tháng 11, 2010, Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng CSVN, nói chữa lại là Việt Nam có ý định xây dựng cảng Cam Ranh để thành khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật.

Trên bản tin báo Tuổi Trẻ, ông Thanh nói: “Căn cứ này sửa chữa cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự. Riêng tàu sân bay là trường hợp đặc biệt chúng ta chưa có khả năng sửa chữa. Tuy nhiên, không loại trừ việc cho phép vào để tiếp dầu.”

Dịp này, ông Thanh cho hay đã thuê chuyên viên Nga tư vấn và “chuẩn bị mua các thiết bị, công nghệ.”

Theo bản tin MarineLink.com, tàu tiếp vận đạn dược USNS Richard E. Byrd đến Cam Ranh để “chùi rửa vỏ tàu, đánh bóng chân vịt, sửa chữa các ống, và tu bổ hệ thống làm nguội máy bằng nước biển và chạy máy lạnh.”

Cảng Cam Ranh cách Sài Gòn khoảng 400 km về hướng Bắc. Khi Mỹ còn tham chiến ở Việt Nam, Cam Ranh là bộ chỉ huy quân sự của lực lượng Hoa Kỳ. Nơi đây, vừa là căn cứ hải quân, vừa có sân bay thực hiện các phi vụ oanh tạc.

Thông thường, cơ sở sửa chữa bảo trì ở Singapore đảm nhiệm các dịch vụ cho Hải Quân Mỹ hoạt động trong khu vực Ðông Nam Á. Hải Quân Mỹ cho rằng vừa tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thêm tiền bạc nếu sử dụng nhiều cơ sở bảo trì sửa chữa khác nhau.

“Cơ sở Cam Ranh cung cấp thêm cho Hải Quân Mỹ một sự lựa chọn khi cần sửa chữa các tầu một cách hiệu quả và giảm chi phí.” Trung Tá Mike Little, sĩ quan của căn cứ Mỹ tại Singapore nói. Thêm nữa, sự thăm viếng của các tàu này thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

“Sự trở lại của tàu Hải Quân Mỹ ở cảng Cam Ranh chứng tỏ hai nước đã tiến một bước xa trong sự xây dựng mối quan hệ những năm gần đây.” Ðại Úy Lee Apsley, sĩ quan dân sự vụ của tàu Byrd phát biểu.

Thật ra, tàu USNS Richard E. Byrd sửa chữa đã hai lần ở Việt Nam. Năm ngoái, tàu này đã được bảo trì định kỳ ở cảng Vân Phong, cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa như cảng Cam Ranh và chỉ cách chỗ này 140 km.

Tàu Byrd là một trong 7 tàu tiếp liệu đạn được và đồ khô của Hải Quân Hoa Kỳ. Tàu dài 689 feet, trọng tải 35,400 tấn, vận tốc 20 hải lý và có tầm hoạt động 14,000 hải lý. Ðây là tàu mới, bắt đầu hoạt động từ năm 2007.

Theo một bài viết trên tờ Straits Times ở Singapore ngày 1 tháng 8, 2011, tuy Việt Nam nhiều lần tuyên bố theo đuổi chính sách “ba không,” nhưng trước thái độ ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm trọn biển Ðông của Trung Quốc, Việt Nam đã có một số cuộc đàm phán về việc mở lại cảng quân sự nước sâu cho hải quân nước ngoài.

Chính sách ba không là “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không liên minh quân sự chính thức với nước ngoài và không cho phép dùng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác.”

Trên tờ Straits Times, tác giả Robert Karniol viện dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay: “Trước đây, Việt Nam đã cố gắng tư nhân hóa vịnh Cam Ranh, song từ 2-3 tháng trở lại đây đã ngừng mọi hoạt động có liên quan đến mục đích thương mại. Họ muốn tiếp tục có sự hiện diện của quân sự nước ngoài tại đây và cần sự trợ giúp của nước ngoài càng sớm càng tốt nhằm đối phó với Trung Quốc.”

Những năm gần đây, Hoa Thịnh Ðốn đã đánh tiếng đề nghị Hà Nội cho phép tàu Hải Quân Mỹ tới Vịnh Cam Ranh trong khuôn khổ chiến lược “đậu nhưng không lập căn cứ,” song Hà Nội vẫn tỏ ra kín tiếng.

Khái niệm “đậu nhưng không lập căn cứ” nhằm mục đích thay thế các cơ sở quân sự thường trực của nước ngoài bằng các hoạt động như sửa chữa, bổ sung và các hoạt động tương tự khác, qua đó hỗ trợ hành trình tiếp theo của các phương tiện tàu thuyền quân sự và nhân sự Mỹ. (TN)

Theo: Nguoi-viet.com (Người Việt Online)

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Mối quan hệ "kỳ cục" Mỹ - Trung

(NewVina) Một chuyên mục chính sách nước ngoài tại trang Focus của PressTV cho biết mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là có tính chất "tâm thần phân liệt".

Conn Hallinan nói với báo chí truyền hình Hoa Kỳ hôm thứ hai rằng Hoa Kỳ suy giảm và Trung Quốc đang tăng lên "quanh nhau."

"Và không phải là họ đang thù địch nhưng cũng không phải là họ đang quá thân thiện," Hallinan cho biết.

Ông nói rằng Bắc Kinh và Washington đồng phụ thuộc vào kinh tế với nhau "bởi vì Trung Quốc và Mỹ quan hệ kinh tế chặt chẽ gắn bó với nhau, không phải nước này muốn nền kinh tế nước kia bị bệnh bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế của hai nước. "

Hallinan chỉ ra rằng "trong trường hợp của Hoa Kỳ, chúng tôi đang ở trong một cuộc suy thoái lớn và có vẻ như chúng ta đang đi vào một cuộc suy thoái sâu hơn. Trong trường hợp của Trung Quốc, họ phải tiếp tục để phù hợp với sự mong đợi của người dân của họ. "

Theo Hallinan, cũng có một sự căng thẳng gia tăng quân sự giữa hai nước mà tạo ra khả năng tính toán sai lầm '.

Ông tiếp tục: "Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta mới của Mỹ đã kêu gọi cắt giảm ngân sách quân sự bởi vì nó cần lực lượng ở Tây Thái Bình Dương. Mỹ đang hình thành một mạng lưới các đồng minh chống Trung Quốc ở Biển Đông. Và có rất nhiều thảo luận về căng thẳng quân sự gia tăng trong khu vực ".

Theo: PressTV

Việt Nam có thể mua tên lửa Brahmos

(GDVN) – Tàu ngầm, tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông đều có khả năng răn đe hiệu quả đối với tàu sân bay Trung Quốc.

Công việc phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos được bắt đầu từ giữa năm 1999, nền tảng của nó chính là hệ thống tên lửa P-800 Onyx do Liên Xô cũ chế tạo. Tên lửa Brahmos được phóng thử thành công lần đầu tiên vào ngày 12/6/2001 tại bang Orissa, Ấn Độ.

Ngày 17/8, tờ "Asia Times Online" Hồng Kông đăng bài bình luận của chuyên gia chiến lược hải quân Australia, Phil Radford cho biết, tuần trước tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu chạy thử, đây là tàu chiến lớn nhất châu Á hiện nay, sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng thay đổi tình hình trên một số lĩnh vực.


Tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới Brahmos do Nga-Ấn
hợp tác chế tạo.

Nhưng, tàu sân bay này hoàn toàn không thể giúp Trung Quốc bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông (đây là vấn đề biển đau đầu nhất của Trung Quốc); tàu sân bay này sẽ nghiêng về dùng cho mục đích ngoại giao, chứ không phải là vũ khí quân sự.

Báo Hồng Kông cho biết, ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan, các nước trong khu vực còn chưa có tàu chiến để máy bay chiến đấu cất/hạ cánh. Nhưng, tàu sân bay của Thái Lan cũng chỉ bằng 1/5 tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Một khi con tàu này hoàn thiện, nó có thể mang theo 40 máy bay J-15 Flying Shark và 20 máy bay trực thăng (bao gồm máy bay trực thăng săn tàu ngầm Ka-28). Trên mặt biển, khả năng này đủ để thay đổi cân bằng sức mạnh các nước ở Biển Đông.

Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền lãnh thổ biển trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nhưng các nước láng giềng đều hiểu rằng vùng biển xung quanh các hòn đảo này đều chứa nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, cho nên luôn thiết lập các cơ sở nghiên cứu ở đó.


Phương án tác chiến của tên lửa chống hạm Brahmos gần giống tên
lửa phòng thử Bastion.

Báo Hồng Kông viết, nếu Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở Tam Á, Hải Nam, nó sẽ có ưu thế trên không cục bộ ở bất cứ địa điểm tranh chấp nào trên Biển Đông.

Đây có thể là điều kiện tiên quyết để có hành động ngoại giao và quân sự mạnh trong giải quyết vấn đề Biển Đông, nhằm bảo vệ chủ trương chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời ép đối thủ từ bỏ các hoạt động thương mại trên Biển Đông và các hoạt động xây dựng cơ sở trên các hòn đảo.

Những khả năng này còn có thể giúp Trung Quốc có thể làm giảm đi sức mạnh các nước khác tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trung tuần tháng 6/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích (hoàn toàn ngang ngược, vô lý, vô căn cứ) tàu khai thác của Việt Nam tiến hành hoạt động khảo sát dầu khí “trái phép” ở vùng biển quần đảo Trường Sa và “quấy nhiễu” tàu cá Trung Quốc.

Điều này đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc”.

Báo Hồng Kông cho rằng, rõ ràng là tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ thực hiện chức năng chiến lược nhất định. Cách đây không lâu, khi tàu sân bay chạy thử, Tân Hoa xã đã bình luận: “Xây dựng hải quân viễn dương tương xứng với vị thế nước lớn của Trung Quốc là việc làm cần thiết, cũng là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng tăng lên trên toàn cầu”.

Nhưng, cho dù tàu sân bay này có khả năng chiến đấu, tàu sân bay và lực lượng máy bay của nó cũng sẽ rất yếu; Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm chống lại các đối thủ trên Biển Đông.

Hơn nữa, nếu không có máy phóng hoặc dây cáp chắn, tàu sân bay này sẽ không thể đảm bảo cất/hạ cánh cho máy bay cảnh báo sớm trên không. Điều này có nghĩa là khả năng do thám khu vực của tàu sân bay bị hạn chế, không thể phát hiện hoặc ứng phó với mối đe dọa ngoài tầm của radar.

Đồng thời, bảo đảm hậu cần không đủ cũng sẽ hạn chế thời gian hoạt động của tàu sân bay trên biển: Quân đội Trung Quốc chỉ có 5 tàu tiếp tế trên biển, hơn nữa chưa có tàu nào trên 22.000 tấn (thực ra tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ có trọng tải gần 40.000 tấn).


Malaysia đã sở hữu 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế.

Nhưng, vấn đề lớn nhất ở chỗ nó không được bảo vệ đầy đủ. Trung Quốc có 2 tàu khu trục 052C, chúng được trang bị radar mảng chủ động, có thể bám theo nhiều tên lửa và máy bay.

Hiện nay, còn có 4 chiếc khác đang chế tạo. Nhưng, đem kết hợp radar này với tên lửa HHQ-9 nội địa để ngăn chặn tên lửa siêu âm lướt biển tấn công là một thách thức rất lớn.

Ngoài ra, tàu sân bay này cũng không thể dựa vào sự hộ tống dưới nước; không có hệ thống thông tin vô tuyến điện tần số thấp, tàu ngầm tuần tra tầm xa của Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các hoạt động chiến thuật khi hộ tống biên đội tàu sân bay.

Báo Hồng Kông cho biết, cho dù không có những khiếm khuyết này, các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc cũng có thể phát triển khả năng đáp trả đầy đủ trên Biển Đông, làm cho Trung Quốc không dám để tàu sân bay hoạt động trên Biển Đông.

Trong khi đó, một bài viết được đăng tải trên hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 19/8/2011 với các nội dung mang thể hiện rõ suy đoán thiếu căn cứ, thiếu thiện chí và đầy tính kích động như sau:

“Đầu tháng 6, báo “Nhân Dân” của Việt Nam đã có bài viết kèm hình ảnh tên lửa chống hạm nhanh nhất trên thế giới, tên lửa Brahmos. Rõ ràng, Việt Nam muốn cho biết ý đồ mua tên lửa này và báo hiệu hải quân Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Tên lửa Hùng Phong 3, Đài Loan.

Tên lửa chống hạm Brahmos có tốc độ 2,8 Mach, gấp 4 lần tên lửa Tomahawk của Mỹ, sẽ tạo ra mối đe dọa chí tử cho bất cứ tàu chiến nào ở trong phạm vi 300 km. Mua tên lửa Brahmos cần có sự đồng ý chung của Ấn Độ và Nga, trong khi đó Việt Nam đang nhanh chóng cải thiện quan hệ với hai nước này.

Cuối tháng 6, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm hợp tác đến New Delhi; trong thời gian chuyến thăm, Trung tướng Nguyễn Chí Dũng của Việt Nam tuyên bố, cảng Cam Ranh sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho tàu chiến nước ngoài.

Để Trung Quốc hiểu ý đồ này, ngày 14/8/2011 khi tàu sân bay USS George Washington Mỹ đi qua Biển Đông, các quan chức chính phủ Việt Nam đã tham quan con tàu này.

Hơn nữa, Việt Nam còn tăng cường mua vũ khí của Nga. Nga thừa nhận, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm động cơ diesel 636 lớp Kilo. Được biết, tàu ngầm đặt mua sẽ chính thức bàn giao vào năm 2014.

Loại tàu ngầm có lượng choán nước 2.300 tấn này thích hợp với vùng nước nông, có thể hoạt động rất tĩnh lặng; chúng không cần rời cảng vẫn có thể tạo sự răn đe to lớn đối với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không dám điều tàu sân bay khi xảy ra đối đầu trên Biển Đông.

Báo Hồng Kông cho rằng, ngoài ra Malaysia đã có khả năng tàu ngầm tốt, gần đây đã biên chế 2 tàu ngầm Squid do Pháp thiết kế; Indonesia và Philippinese có thể cũng sẽ nhanh chóng phát triển khả năng răn đe to lớn và và triển khai tên lửa chống hạm ở các căn cứ quân sự quan trọng;

Indonesia đã bàn thảo với Ấn Độ các thủ tục liên quan mua tên lửa Brahmos; Philippinese có thể mua tên lửa của Mỹ hoặc đàm phán mua tên lửa chống hạm Hùng Phong III của Đài Loan.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc rất được hoan nghênh, nó đã trở thành biểu tượng vị thế cường quốc. Nhưng Biển Đông sẽ trở thành nơi nguy hiểm nhất của tàu sân bay Trung Quốc. ”

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ.

"Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

"Đó là để bảo vệ và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh. - TTXVN.



Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Việt Nam tăng cường sức mạnh hải quân với tàu khu trục mới

(NewVina) Các tàu khu trục nhỏ lớp Gepard - một nhà phân tích gọi là tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam - đến cảng Cam Ranh trên bờ biển phía nam miền Trung của đất nước, báo cáo cho biết.

Các tàu khu trục đầu tiên đến Việt Nam tháng ba, báo Tuổi Trẻ cho biết.

"Nó làm thay đổi các trò chơi hải quân", ông Carl Thayer, một nhà phân tích kỳ cựu của Australia-Việt Nam. "Một chiếc thuyền của loại hình đó cung cấp cho sức mạnh cho Việt Nam."

Tàu hộ vệ tên lửa HQ 012 Lý Thái Tổ là loại tàu Gepard 3.9, do Công ty Roso Bopne Xport (Liên bang Nga) sản xuất, được biên chế trong đội tàu của Bộ Tư lệnh vùng D Hải quân. Tàu dài hơn 100 m, rộng 13 m, được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công hiện đại. Tàu có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.

Các tàu khu trục được quyết định vài năm trước đây như là một phần nâng cấp hải quân của Hà Nội, trong đó có việc mua sáu tàu ngầm của Nga và máy bay tuần tra hàng hải nước ngoài.

Bắc Kinh và Hà Nội có một tranh chấp lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có khả năng giàu dầu mỏ và khí đốt, nằm ​​giữa tuyến đường biển thương mại quan trọng lâu dài.

Quan hệ căng thẳng đạt đỉnh điểm điểm trong Tháng Năm khi Việt Nam cáo buộc các tàu giám sát biển của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của một chiếc tàu khảo sát dầu bên trong Khu kinh tế độc quyền của Việt Nam.

Ngư dân Việt Nam làm việc trong vùng biển tranh chấp đã báo cáo rằng họ bị bắt cùng với rất nhiều thiết trong những năm gần đây.

Thayer cho biết tàu khu trục có khả năng chở máy bay trực thăng mới sẽ bảo vệ các ngư dân với một tàu mạnh mẽ hơn so với tàu đánh cá trang bị vũ khí nhẹ so với tàu khảo sát Trung Quốc.

Các quốc gia khác trong khu vực cũng đã cáo buộc Trung Quốc trong những tháng gần đây trở nên quyết đoán hơn trong việc thực thi tuyên bố của mình về cơ bản tất cả các vùng biển Nam Trung Hoa.

Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đã đặt cược tuyên bố quần đảo Trường Sa.